Cựu lớp trưởng (Ex-monitor) vô cùng thương tiếc báo tin
Cụ Lê Văn Thuận - thân sinh của bạn Lê Viết Thi không may mắc bệnh hiểm nghèo. Sau một thời gian được các Bác sĩ Bệnh viện 1 Nam Định và các Giáo sư, Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội tận tình cứu chữa nhưng do bệnh nặng, sức yếu cụ đã mất hồi 16h35' ngày 16 tháng 01 năm 2011 tức ngày 13 tháng Chạp năm Canh Dần tại nhà riêng xã Nam Giang, huyện Nam Trực, Nam Định. Hưởng thọ 67 tuổi.
Hiện nay Admin chưa cập nhật được chương trình Lễ tang như thế nào. Thay mặt lớp, Admin xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình bạn Lê Viết Thi.
Kính báo,
Ex-monitor
Trần Như Nội
Cuộc vui nào rồi cũng tàn nhưng dư âm của nó thì vẫn mãi còn trong mỗi chúng ta. K2 là một trong những cuộc vui đó...
Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011
Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011
Thớt nghiến
"Thớt nghiến" là thớt làm từ gỗ cây nghiến! Tuy nhiên bài viết này không định nói về cái thớt nghiến thật mà muốn nói đến tiếng lóng của từ này.
Thớt nghiến ở đây có nghĩa là tầm gửi của cây nghiến. Gọi là rượu ngâm tầm gửi cây nghiến thì dài dòng quá chắc vì vậy mà danh từ "rượu thớt nghiến" ra đời chăng? Không rõ các "tiều phu" lấy nó bằng cách nào. Chắc hẳn phải trèo lên rất cao mới lấy được. Tôi may mắn học đại học cùng A Giành Minh - một "tiều phu" chính cống của Yên Bái. Anh giúp tôi gửi thớt nghiến từ Yên Bái về Hà Nội khi chúng vẫn còn tươi roi rói!
Trước đây tôi đã được một người bạn mời uống rượu thớt nghiến nhưng không thể hình dung cái cây tầm gửi đó hình thù thế nào. Cứ nghĩ là nó giống các loại tầm gửi khác, thân mảnh khảnh bám chặt vào thân cây chủ. Đến khi nhận được "lô hàng" 3kg đầu tiên vào ngày 14 hoặc 15/12/2010 tôi mới "ngã ngửa" vì cái "thớt nghiến" không giống những hình ảnh tôi tượng tượng trước đây. Thoạt nhìn thì nó trông như củ sắn dây, to như bắp tay bắp chân người lớn. Khúc nào dài thì khoảng 40-50cm, khúc ngắn thì tròn và to hơn khúc dài. Có những cây rất to và dài tới vài mét. Cạo sạch vỏ có mùi thơm. Nếu dao sắc có thể thái thành từng lát mỏng. Cắt lát ra thì vân tầm gửi nhìn y chang vân gỗ nghiến.
A Giành Minh đưa ra công thức: 1kg tầm gửi ngâm với 2 lít rượu. Tôi chót hạ thổ chum rượu 22 lít và quyết định chỉ ngâm với 3kg xem sao!!! Sau 10 ngày kiểm tra lại thấy rượu không chuyển màu là mấy. Có lẽ A Giành Minh nói đúng. Vừa rồi nhân dịp A Giành kiếm được lô mới, tôi đăng ký thêm 5kg và hôm nay (04/01/2011) tôi đã nhận được "hàng". Hí hoáy cạo vỏ, rửa sạch và thái mỏng mất cả buổi tối đến tận khuya mới xong. Đấy là có sự trợ giúp của bà xã chứ không thì phải đến sáng chưa biết chừng!!! Sản phẩm này nghe nói uống vào sẽ hết đau lưng - đúng căn bệnh nan y của tôi trong vài tháng trở lại đây. Tôi bị đau mấy đốt sống chỗ thắt lưng. Nguyên nhân tôi cho là do đi xe máy quá nhiều. Mỗi ngày tôi đi 60-70km và liên tục 3 năm nay! Bây giờ đau lưng thì rất ngại đi làm. Nghĩ đến xe máy đã ê ẩm cả người rồi! Nhiều lúc chỉ muốn chuyển về Đông Anh làm việc. Bạn bè cũng khuyên là sao không mua ô tô mà đi? Tôi cũng muốn lắm chứ nhưng lương viên chức 3 cọc 3 đồng, nuôi thân không nổi nghĩ gì đến xe hơi.
Trước khi cho thêm 5kg thớt nghiến vào chum, tôi lấy một ít rượu cũ ra xem thì khá bất ngờ. Nước rượu đã chuyển sang màu vàng sẫm, hơi hơi có màu huyết dụ. Vậy 5kg này thừa à? Hjx, không thể thế được. Tôi vẫn quyết định thả 5kg này vào chum. Lần này tầm gửi và rượu đã săm sắp nhau rồi chứ không bị "mất hút" như 3kg trước! Hứa hẹn đây sẽ là một tuyệt phẩm về rượu của tôi. Mẻ đầu tiên tôi dự định đưa vào sử dụng là cách thời điểm này 3 tháng nữa. Nghĩa là vào ngày 04/4/2011. Khi đó chắc phải pha loãng ra thì mới uống được chứ không pha thì đặc quánh cho mà xem!
Lúc đó bạn sẽ đến thử rượu cùng tôi chứ?
Thớt nghiến ở đây có nghĩa là tầm gửi của cây nghiến. Gọi là rượu ngâm tầm gửi cây nghiến thì dài dòng quá chắc vì vậy mà danh từ "rượu thớt nghiến" ra đời chăng? Không rõ các "tiều phu" lấy nó bằng cách nào. Chắc hẳn phải trèo lên rất cao mới lấy được. Tôi may mắn học đại học cùng A Giành Minh - một "tiều phu" chính cống của Yên Bái. Anh giúp tôi gửi thớt nghiến từ Yên Bái về Hà Nội khi chúng vẫn còn tươi roi rói!
Trước đây tôi đã được một người bạn mời uống rượu thớt nghiến nhưng không thể hình dung cái cây tầm gửi đó hình thù thế nào. Cứ nghĩ là nó giống các loại tầm gửi khác, thân mảnh khảnh bám chặt vào thân cây chủ. Đến khi nhận được "lô hàng" 3kg đầu tiên vào ngày 14 hoặc 15/12/2010 tôi mới "ngã ngửa" vì cái "thớt nghiến" không giống những hình ảnh tôi tượng tượng trước đây. Thoạt nhìn thì nó trông như củ sắn dây, to như bắp tay bắp chân người lớn. Khúc nào dài thì khoảng 40-50cm, khúc ngắn thì tròn và to hơn khúc dài. Có những cây rất to và dài tới vài mét. Cạo sạch vỏ có mùi thơm. Nếu dao sắc có thể thái thành từng lát mỏng. Cắt lát ra thì vân tầm gửi nhìn y chang vân gỗ nghiến.
A Giành Minh đưa ra công thức: 1kg tầm gửi ngâm với 2 lít rượu. Tôi chót hạ thổ chum rượu 22 lít và quyết định chỉ ngâm với 3kg xem sao!!! Sau 10 ngày kiểm tra lại thấy rượu không chuyển màu là mấy. Có lẽ A Giành Minh nói đúng. Vừa rồi nhân dịp A Giành kiếm được lô mới, tôi đăng ký thêm 5kg và hôm nay (04/01/2011) tôi đã nhận được "hàng". Hí hoáy cạo vỏ, rửa sạch và thái mỏng mất cả buổi tối đến tận khuya mới xong. Đấy là có sự trợ giúp của bà xã chứ không thì phải đến sáng chưa biết chừng!!! Sản phẩm này nghe nói uống vào sẽ hết đau lưng - đúng căn bệnh nan y của tôi trong vài tháng trở lại đây. Tôi bị đau mấy đốt sống chỗ thắt lưng. Nguyên nhân tôi cho là do đi xe máy quá nhiều. Mỗi ngày tôi đi 60-70km và liên tục 3 năm nay! Bây giờ đau lưng thì rất ngại đi làm. Nghĩ đến xe máy đã ê ẩm cả người rồi! Nhiều lúc chỉ muốn chuyển về Đông Anh làm việc. Bạn bè cũng khuyên là sao không mua ô tô mà đi? Tôi cũng muốn lắm chứ nhưng lương viên chức 3 cọc 3 đồng, nuôi thân không nổi nghĩ gì đến xe hơi.
Trước khi cho thêm 5kg thớt nghiến vào chum, tôi lấy một ít rượu cũ ra xem thì khá bất ngờ. Nước rượu đã chuyển sang màu vàng sẫm, hơi hơi có màu huyết dụ. Vậy 5kg này thừa à? Hjx, không thể thế được. Tôi vẫn quyết định thả 5kg này vào chum. Lần này tầm gửi và rượu đã săm sắp nhau rồi chứ không bị "mất hút" như 3kg trước! Hứa hẹn đây sẽ là một tuyệt phẩm về rượu của tôi. Mẻ đầu tiên tôi dự định đưa vào sử dụng là cách thời điểm này 3 tháng nữa. Nghĩa là vào ngày 04/4/2011. Khi đó chắc phải pha loãng ra thì mới uống được chứ không pha thì đặc quánh cho mà xem!
Lúc đó bạn sẽ đến thử rượu cùng tôi chứ?
Trông khá giống củ sắn dây.
Khi đã cạo sạch vỏ
Khi để trong chậu nước
Đây là khúc dài
Khúc nhỡ
Và khúc ngắn
Cắt lát trông giống vân gỗ nghiến
Nhìn gần hơn xem sao
Gần hơn chút nữa
Mới chặt lát thì màu trắng
Chỉ vài phút là chuyển thành màu sẫm hơn
Dễ dàng nhận ra một rổ vừa chặt và rổ kia chặt trước đó vài phút
Sản phẩm của 3kg thớt nghiến ngâm với 22 lít rượu sau 20 ngày!
Nhìn bằng mắt thường thì chén rượu sẫm màu hơn thế này. Ba tháng sau sẽ là màu huyết dụ rất hấp dẫn!
Quan trọng là bình rượu được hạ thổ...
...quanh năm xanh mát.
Sâu Trần Như Nội
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)